s21 plus

"- Ê, làm cốc bia đi mày.- Hôm nay tao không uống.- Sao vậy?- Mày không biết dạo này công an giao th sọ dừa

【sọ dừa】'Ma men' làng tôi bỏ rượu vì sợ thổi nồng độ cồn

"- Ê,àngtôibỏrượuvìsợthổinồngđộcồsọ dừa làm cốc bia đi mày.

- Hôm nay tao không uống.

- Sao vậy?

- Mày không biết dạo này công an giao thông kiểm tra nồng độ cồn gắt gao lắm à...?".

Đây là một đoạn hội thoại ở quán bia quen thuộc ở đầu làng tôi. Người từ chối uống bia hôm nay là một anh chàng vốn được mệnh danh là "anh hùng xóm". Thường thì mọi người hay bắt gặp anh ta đi xe máy không đủ mũ bảo hiểm, cởi trần, để lộ những hình săm vằn vện. Mỗi khi làm vài ve sương sương là anh phóng xe bạt mạng, bấm còi inh ỏi, chẳng nể nang ai, gặp anh ai cũng "mật xanh, mật vàng".

Cách đây một tháng, anh cũng đi như vậy ở trên đường thị trấn, và bị công an thổi nồng độ cồn. Kết quả là anh bị thu giữ mất con xe máy - công cụ kiếm cơm hàng ngày. Có lẽ vì vậy nên hôm nay anh không uống bia nữa dù có bị khích bác như thế nào.

"Dạo này nó ngoan lắm luôn", có người nói về anh như vậy. Người khác lại tấm tắc: "Việc kiểm tra nồng độ cồn gắt gao mang lại nhiều lợi ích thật". Hiện nay, ở địa phương tôi cũng như nhiều nơi khác trên toàn quốc, việc kiểm tra nồng độ cồn được lực lượng CSGT thực hiện rất quyết liệt. Dù nó gây rất nhiều khó khăn cho những nhà hàng, quán nhậu..., ảnh hưởng trực tiếp đến "nồi cơm" của rất nhiều người, hay làm các "ma men" bức xúc, nhưng không ai có thể phủ nhận những lợi ích lớn lao của việc hạn chế rượu bia khi tham gia giao thông nói riêng và trong cuộc sống nói chung.

Những vụ tai nạn thảm khốc do rượu bia gây ra, dù chưa có thống kê cụ thể, nhưng cũng đã giảm rõ rệt. Rất nhiều người nhờ từ chối được rượu bia nên đã không bị thêm bệnh tật... Rõ ràng, việc kiểm tra nồng độ cồn là rất cần thiết, phần đông người dân đều rất ủng hộ chủ trương này. Nếu bây giờ mà có cuộc thăm dò ý kiến xem có cần duy trì chủ trương này không, tôi tin số người đồng ý sẽ gần như tuyệt đối.

Thậm chí, người ta còn mong việc kiểm tra nồng độ cồn được làm thường xuyên, liên tục chứ không phải chỉ theo chuyên đề hay những đợt ra quân nhỏ lẻ. Nhiều nước thực hiện thành công chủ trương cấm sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Thậm chí, ở những nước này, khi lái xe mà trong máu có nồng độ cồn, dù gây tai nạn hay không thì tài xế vẫn bị xử lý hình sự, phải ngồi tù.

>> Độ cồn bằng 0 để thay đổi thói quen nhậu nhẹt

Từ chuyện "anh hùng xóm" của làng tôi trở nên "ngoan" như vậy nhờ chủ trương kiểm tra nồng độ cồn gắt gao, tôi liên tưởng đến nhiều chủ trương, chính sách khác của nhà nước. Việc kiểm tra nồng độ cồn cũng như nhiều nhiều chủ trương, chính sách lớn của nhà nước đã và đang được đem ra bàn luận và thực thi. Có chính sách, chủ trương mang lại hiệu quả, nhưng cũng có chính sách, chủ trương chưa được như kỳ vọng.

Để những chính sách này có hiệu quả, có lẽ ta nên đứng trên vai những người khổng lồ - học những thành công của nhiều nước đi trước và áp dụng vào Việt Nam. Chẳng hạn:

1. Quy hoạch: với những đô thị như Hà Nội, TP HCM, ở những vùng lõi sẽ khó có giải pháp do yếu tố lịch sử, văn hóa... Tuy nhiên, những vùng khác thì nên học quy hoạch của Pháp và nhiều nước Tây Âu - quy hoạch kiểu bàn cờ, hạn chế phân lô bán nền, mà nên xây nhà chung cư với mật độ xây dựng thấp, phần đất còn lại nên để dành cho giao thông hoặc các công trình phúc lợi như công viên trường học.

2. Cấm xe máy trong nội đô: ta nên học theo nhiều thành phố của Trung Quốc hay thủ đô Rangoon của Myanmar. Những thành phố này đã cấm xe máy từ nhiều năm và đã đạt được nhiều thành công đáng nể.

3. Vệ sinh môi trường: chúng ta nên học Singapore - nước nổi tiếng xanh, sạch, đẹp. Để có được những thứ như bây giờ, luật pháp của nước bạn rất nghiêm. Người xả rác bừa bãi ở Singapore có thể bị phạt số tiền rất lớn, thậm chí có thể bị ngồi tù. Chính vì nghiêm khắc như vậy nên chẳng mấy ai dám xả rác bừa bãi gây ô nhiễm và mất mỹ quan môi trường.

Ngoài ra, những chủ trương về giáo dục, kinh tế... cũng cần được chúng ta thực sự cầu thị, học hỏi những thành công của nhiều nước đi trước rồi áp dụng vào Việt Nam. Nếu làm được vậy, chúng ta sẽ nhanh chóng đạt được hiệu quả mà không tốn kém quá nhiều chi phí về thời gian, kinh tế... (do phải nghiên cứu, thử nghiệm, triển khai...). Hiệu quả của chủ trương kiểm tra nồng độ cồn gắt gao hiện nay là một minh chứng rõ rệt cho việc đứng trên vai người khổng lồ mà người Việt cần nhân rộng hơn nữa trong tương lai.

Anh Phạm

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

Phân loại trang web
Các bài viết phổ biến
Liên kết

© 2024. sitemap